Cuốn sách được Nhóm nghiên cứu Đổi mới giáo dục Reduvation và các tác giả nghiên cứu, phân tích trên dữ liệu Scopus.
Nhóm nghiên cứu Đổi mới giáo dục Reduvation được thành lập tháng 9/2020 theo sáng kiến của TS. Ngô Xuân Hà – Cố chủ tịch trang bóng đá uy tín
. Nhóm nghiên cứu được thành lập theo mô hình hợp tác trường – trung tâm nghiên cứu với hai đơn vị đồng chủ quản là trang bóng đá uy tín
và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục EdLab Asia.
Trong đó, TS. Phan Thị Thanh Thảo – Hiệu trưởng trang bóng đá uy tín
, đồng trưởng Nhóm nghiên cứu Đổi mới Khoa học giáo dục Reduvation.
“55 năm khoa học giáo dục Việt Nam” đưa ra báo cáo tổng quan về các nghiên cứu khoa học giáo dục được chỉ mục trên cơ sở phân tích dữ liệu Scopus trong giai đoạn 1966 – 2020.
Sau đây là sơ lược kết quả nghiên cứu đạt được:
- Trong giai đoạn 1966-2020, đã có 1,329 công trình nghiên cứu KHGD từ Việt Nam được công bố. Hơn 82% tổng số tài liệu được xuất bản ở dạng bài báo khoa học. Dựa theo số lượng công bố hằng năm, có thể chia thành bốn giai đoạn: (1) Giai đoạn sơ khởi từ 1966 đến 1974, (2) Giai đoạn hình thành từ 1975 đến 2005, (3) Giai đoạn phát triển từ 2006 đến 2015, và (4) Giai đoạn đột phá từ 2016 đến 2020.
- KHGD từ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của 58 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1966-2020.
- Các đơn vị công bố nghiên cứu KHGD Việt Nam khá đa dạng như cơ sở giáo dục phổ thông, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các đơn vị quản lý giáo dục…
- Cộng đồng nghiên cứu KHGD Việt Nam giai đoạn 1966-2020 ngày càng được mở rộng. Nghiên cứu ghi nhận có 2,526 nhà khoa học, trong đó phần lớn xuất hiện trong một vài năm gần đây.
- Các công trình nghiên cứu KHGD từ Việt Nam giai đoạn 1066-2020 được công bố trên 124 nguồn tạp chí. Bốn chủ đề được quan tâm là: (1) Nghiên cứu Giáo dục, (2) Nghiên cứu Ngôn ngữ, (3) Nghiên cứu Giáo dục đại học, (4) Nghiên cứu Tài chính, Kinh tế, Kinh doanh.
- Có hai nghiên cứu cùng có chỉ số trích dẫn cao nhất (139), đó là Nguyễn Thái Nghe, Paul Janecek và Peter Haddawy (2007) và Laramie và cộng sự (2014).
- Trong giai đoạn 1966-2020, Giáo dục đại học là cấp học có nhiều công bố nhất, đứng đầu là lĩnh vực nghiên cứu Dạy & Học.
- Các chủ đề nghiên cứu mới trong thời gian gần đây là Khả năng tuyển dụng (Employability), Ý định khởi nghiệp (Entrepreneurship), Giáo dục Toán học (Maths Education), Học tập trực tuyến (Online Learning), Nghiên cứu về Vị thành niên (Adolescent), Giáo dục STEM (STEM Education).
Báo cáo này là kết quả của nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích trắc lượng học (bibliometrics) nhằm phác họa bức tranh tổng thể về các nghiên cứu KHGD từ Việt Nam và do người Việt Nam thực hiện. Qua đây, chúng ta có một góc nhìn khách quan để biết KHGD Việt Nam đã làm được gì và cần phải tiếp tục như thế nào trên con đường nghiên cứu và quốc tế hóa.
Chúng tôi mong đợi đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh các ngành khoa học giáo dục và rộng hơn là các nhà làm nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách giáo dục của Việt Nam.
Đây là cuốn sách nằm trong khuôn khổ dự án giáo dục mở của Nhóm tác giả. Vì vậy, dự kiến, bản PDF của cuốn sách sẽ được mở hoàn toàn để độc giả có thể truy cập và download được sách từ tháng 10/2023. Trong giai đoạn từ nay đến 10/2023, một số bản in của cuốn sách, đã được một Nhà tài trợ đài thọ hoàn toàn và dùng để tặng cho một số địa chỉ liên quan như các đơn vị nghiên cứu, đào tạo về khoa học giáo dục, các cơ quan phân tích và thực thi chính sách ….
Chúng tôi gửi tặng tới bạn cuốn sách “55 năm khoa học giáo dục Việt Nam” với mong muốn gây quỹ thành lập thư viện sách, cùng trao yêu thương hy vọng và trí thức đến trẻ em vùng cao và dân tộc thiểu số với mức hỗ trợ từ 100.000đ/cuốn.
Phí vận chuyển:
Từ 1 -2 cuốn: 30.000đ
Từ 3 cuốn trở lên: miễn phí
Như vậy, nếu quý vị muốn đặt 01 cuốn, xin vui lòng chuyển khoản 130.000 đ; 02 cuốn, xin vui lòng chuyển khoản 230.000 đ; 03 cuốn, xin vui lòng chuyển khoản 300.000 đ.
Hãy cùng chung tay cho đi những yêu thương và nhận lại những điều tốt đẹp. Thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia với nghĩa cử cao đep “lá lành đùm lá rách”.
Chúng tôi trao đến bạn, bạn hãy cùng chúng tôi trao đến các em.